Các bài tập phục hồi chức năng cho người già yếu vận động

Người cao tuổi là những người dễ gặp các vấn đề về xương khớp cũng như các căn bệnh khác liên quan đến vận động bởi đây là giai đoạn mà các bộ phận trên cơ thể dần bị lão hóa. Từ đó họ thường có xu hướng di chuyển khó khăn hoặc chậm chạp và hay xảy ra các sự cố như tai biến, té ngã,… Vậy nên việc tìm hiểu và thực hiện các bài tập phục hồi vận động tại nhà cho người già là điều cần thiết. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số bài tập phục hồi chức năng cho người già yếu vận động cực kỳ hiệu quả nhé.

Một số thông tin cơ bản về phục hồi chức năng

Một số thông tin cơ bản về phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là quá trình tập luyện gồm rất nhiều bước nhằm hỗ trợ người bệnh phục hồi lại khả năng hoạt động của những bộ phận hoặc cơ quan của cơ thể sau khi bị tổn thương hay suy giảm chức năng do nhiều nguyên nhân như: Tai biến, tai nạn, sau phẫu thuật lớn,…

Với việc tập luyện phục hồi chức năng này, bệnh nhân có thể sẽ lấy lại được khả năng vận động, di chuyển cũng như có thể thực hiện được các hoạt động hàng ngày một cách bình thường. Họ sẽ không còn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.

Không chỉ vậy, phương pháp này còn có tác dụng giúp làm giảm nguy cơ tái phát bệnh lý sau cuộc điều trị cũng như phòng chống bại liệt do các yếu tố bệnh lý. Đồng thời, phục hồi chức năng còn giúp người bệnh cảm thấy lạc quan, vui vẻ và hòa nhập dễ dàng với xã hội hơn.

Các biện pháp phục hồi chức năng phổ biến có thể kể đến là phục hồi chức năng tâm lý, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng vận động, ngôn ngữ trị liệu,… Vậy nên tùy theo từng loại bệnh lý sẽ có những biện pháp phục hồi chức năng phù hợp.

Các bệnh lý cần thực hiện các bài tập phục hồi chức năng vận động

Các bệnh lý cần thực hiện các bài tập phục hồi chức năng vận động

Hiện nay có rất nhiều bệnh lý cần phục hồi chức năng vận động. Trong đó phổ biến có thể kể đến các bệnh lý phổ biến như:

  • Thoái hóa, đau nhức xương khớp do tuổi cao hoặc chấn thương: Với loại bệnh lý này, người bệnh có thể tập một số bài tập có tác dụng làm giảm đau, hạn chế tình trạng thoái hóa khớp, đồng thời cải thiện độ linh hoạt của các khớp.
  • Viêm xương khớp, hội chứng cổ vai cánh tay, trật khớp hoặc căng cơ: những trường hợp bị các bệnh lý này thường gặp khi gặp các chấn thương do va đập, chơi thể thao hoặc lao động gắng sức. Theo đó, người bệnh có thể điều trị bằng các bài tập phục hồi chức năng kết hợp với một số phương pháp khác như chiếu tia laser, điện xung, sóng xung kích hay chiếu tia hồng ngoại IR tùy thuộc tình hình thực tế của người bệnh.
  • Thoát vị đĩa đệm, sai khớp, đau lưng và hông, viêm cột sống, vẹo cột sống: Đối với các loại bệnh lý này, người bệnh sẽ được điều trị và phục hồi chức năng thông qua máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS.
  • Phẫu thuật chấn thương sọ não, thay dây chằng gối, thay khớp, thần kinh cột sống: Người bệnh sẽ được chỉ định tập các bài tập phục hồi chức năng vận động và khả năng di chuyển cùng độ linh hoạt của các chi sau khi đã được phẫu thuật.
  • Ngoài ra, các bệnh lý cần phục hồi chức năng vận động còn có đột quỵ, phẫu thuật chỉnh hình, béo phì, bại não, chấn thương tủy sống, phục hồi chức năng lão khoa,…

Các bài tập phục hồi chức năng cho người già yếu

Nếu như bạn đang chăm sóc người già sau tai biến, đột quỵ, yếu vận động và muốn tìm kiếm những bài tập phục hồi sức khỏe đơn giản để cho người cao tuổi luyện tập thì có thể tham khảo các bài tập sau đây:

Bài tập duỗi khớp vai chi trên

Bài tập duỗi khớp vai chi trên

Đây là bài tập vận động cho người già yếu đầu tiên là bài tập duỗi khớp vai chi trên. Với bài tập này, bạn có thể hỗ trợ thực hiện việc gập duỗi cho khuỷu tay người bệnh thẳng ra một cách nhẹ nhàng.

Đồng thời duỗi cổ tay hết cỡ và tiếp đến là duỗi các khớp ngón tay. Hãy thực hiện thường xuyên và đều đặn bài tập phục hồi này để các khớp của người bệnh linh hoạt trở lại.

Trong trường hợp người bệnh bị rút cơ thì bạn có thể phụ người bệnh tập luyện thường xuyên động tác kéo giãn cẳng tay để không cho rút khớp khuỷu và rút gân cổ tay. Ngoài ra, bài tập này còn hỗ trợ giúp máu lưu thông đến các đầu ngón tay tốt hơn, tránh gây nên tình trạng cứng khớp, khó phục hồi.

Bài tập nâng hông

Bài tập tiếp theo là bài tập nâng hông. Bạn có thể kê một chiếc gối mềm dưới cổ và lưng của người bệnh để đảm bảo an toàn khi thực hiện động tác này, tránh trường hợp bị va đập cột sống xuống giường.

Tiếp theo bạn để người bệnh tự nâng hông cao hơn ngực rồi nhẹ nhàng đỡ hạ xuống. Bạn có thể thực hiện bài tập này nhiều lần, tuy nhiên mỗi lần tập chỉ nâng hông khoảng 10 lần rồi nghỉ ngơi, sau đó mới tiếp tục. Ngoài ra, người bệnh còn có thể thực hiện gác chân này lên chân kia rồi nâng hông cao lên từ từ, thực hiện từ 10-15 lần rồi đổi bên.

Bài tập duỗi gối

Một bài tập phục hồi chức năng vận động cho người cao tuổi nữa là bài tập duỗi gối. Để thực hiện bài tập này, người bệnh có thể nằm hoặc ngồi đều được

Một tay bạn tì vào cổ chân để cố định cơ thể người bệnh, rồi đỡ phần cẳng chân để từ từ duỗi gối thẳng ra. Người bệnh nên thường xuyên tập gấp duỗi gối để cơ đầu đùi không bị teo và phần cơ cẳng chân cũng phát triển, giúp đi lại dễ dàng hơn. Điều đặc biệt là, bài tập này thường được các viện dưỡng lão cao cấp áp dụng để điều trị, phục hồi chức năng cho các cụ già.

Bài tập lưng và cột sống

Với những người bệnh có thời gian nhập viện dài để điều trị thì thường sẽ có nguy cơ mắc phải các triệu chứng đau phần cơ hai bên cột sống hoặc viêm phổi thở khò khè. Chính vì vậy, bạn cần phải xoa bóp thường xuyên vùng phổi của người bệnh để cho các phế nang không bị xẹp đồng thời người bệnh cũng cần phải tập thở để việc hô hấp dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, đừng quên xoa bóp vùng thắt lưng để giúp máu lưu thông tốt, tránh gây tình trạng tắc nghẽn dây thần kinh khiến cho người bệnh bị đau và khó chịu.

Bài tập duỗi cổ chân

Bài tập duỗi cổ chân

Khi thực hiện bài tập phục hồi chức năng này, bạn có thể để người bệnh nằm hoặc ngồi trên ghế cao để duỗi thẳng phần chân ra. Sau đó, dùng tay giữ phần cẳng chân, tay còn lại thì giữ chặt gót chân, đồng thời để bàn chân người bệnh dựa vào cẳng tay bạn, rồi vừa kéo giãn gót chân vừa đẩy mũi bàn chân lên theo hướng ngược lại. Giữ nguyên tư thế này khoảng 30 giây và có thể lặp lại động tác từ 10 đến 15 lần.

Bài tập đứng dậy

Bài tập đứng dậy cũng là một trong những bài tập phục hồi chức năng cho người già vận động phổ biến. Với bài này, bạn nên giúp người thân vận động nhẹ nhàng tại giường, sau đó đưa cho họ các dụng cụ tập như chai nước hoặc tạ nhỏ để hỗ trợ việc vận động.

Tiếp đến cho người bệnh nằm nghiêng, đồng thời bỏ hai chân xuống giường để họ chống tay ngồi dậy. Ban đầu khi chưa quen bạn có thể hỗ trợ họ ngồi dậy, nhưng sau đó hãy để người bệnh tập tự chống tay ngồi dậy.

Bước kế tiếp là tập đứng dậy bằng cách sử dụng nạng đồng thời dìu người bệnh để họ có điểm tựa. Giữ nguyên tư thế đứng vững từ 2 đến 3 phút rồi đỡ họ ngồi xuống nghỉ ngơi, sau đó mới tập tiếp. Người bệnh càng đứng được lâu thì các nhóm cơ tứ đầu đùi và nhóm cơ cẳng chân sẽ hồi phục rất tốt.

Trên đây là một số bài tập phục hồi chức năng cho người già yếu vận động. Hi vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về việc phục hồi chức năng cũng như cách thức để hướng dẫn ông bà, cha mẹ thực hiện các bài tập sao cho hiệu quả nhất. 

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *