Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh đau nhức xương khớp cao nhất thế giới với hơn 60% người trên 65 tuổi mắc chứng đau nhức xương khớp. Hơn hết, con số này có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Đau khớp có thể gây ra ra các biến chứng nguy hiểm như mất chức năng đi lại, ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận cơ thể khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng đáng báo động này qua bài viết sau đây!
Đau nhức xương khớp là bệnh gì?
Đau nhức xương khớp là triệu chứng mà người lớn tuổi thường mắc phải, làm cho người bệnh bị đau nhức kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và tinh thần của người bệnh.
Nguyên nhân có thể là do sự biến đổi thời tiết, hoạt động, sinh hoạt sai tư thế,… Chúng ta cần hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tác động của bệnh đau nhức xương khớp vì đây là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh xương khớp đáng lo ngại, cần phòng tránh, điều trị kĩ lưỡng để tránh những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của bản thân.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
Sau đây là những tác nhân thường thấy gây ra chứng đau nhức xương khớp:
- Cơ thể lão hóa: Khi cơ thể trải qua quá trình lão hóa, những phần như xương, sụn, khớp bị bào mòn và trở nên mỏng, yếu, dễ bị tác động, dẫn đến chứng đau khớp ở người cao tuổi.
- Các bệnh lý về hệ xương khớp: Loãng xương, viêm khớp dạng thấp, gout, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,…
- Các rối loạn chuyển hóa: Thiếu canxi, tiểu đường, béo phì,… gây tác động lên hệ xương khớp.
- Stress, áp lực tinh thần cũng là một lý do có thể gây đau nhức xương khớp.
- Chấn thương, tai nạn: Các chấn thương thường gặp như tai nạn giao giông, lao động, té ngã có thể gây tổn thương dây chằng, sai khớp, gãy xương, gây sưng, bầm, nghiêm trọng là gây ảnh hưởng đến xương khớp.
- Thời tiết thay đổi đột ngột gây đau khớp mùa lạnh, áp suất không khí thay đổi, gây áp lực lên da và dây thần kinh khiến người bệnh ê ẩm, đau nhức xương.
- Bệnh di truyền: Nếu có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh về xương khớp thì khả năng mắc bệnh cao hơn người thường.
- Ăn uống và thói quen sống thiếu khoa học.
- Tập thể thao, lao động quá mức.
- Sinh hoạt, làm việc sai tư thế.
Các triệu chứng của bệnh đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi
Các triệu chứng thường gặp của bệnh đau nhức xương khớp bạn cần lưu ý để có thể phát hiện bệnh, chữa trị kịp thời, tránh dẫn tới những hậu họa nghiêm trọng.
- Đau buốt xương.
- Sưng khớp.
- Tê cứng khớp.
- Cử động khớp phát ra tiếng.
Cách điều trị đau nhức xương khớp ở người già
Những phương pháp hữu ích sau đây có thể giúp người già giảm tình trạng đau nhức, chữa trị chứng đau xương khớp.
Chườm ấm hoặc tấm nước ấm
Phương pháp giảm đau xương khớp bằng cách chườm ấm, tắm nước ấm là một trong những cách người bệnh nên thử. Khi chườm ấm, tắm nước ấm, cơ bắp được thả lỏng, thư giãn, máu lưu thông tốt hơn, giúp giảm đau tạm thời.
Ngâm chân với nước thảo dược
Điều trị đau nhức xương khớp bằng cách ngâm chân với nước thảo dược là một phương pháp lâu đời và vẫn được ứng dụng rộng rãi đến tận ngày nay. Bằng cách pha trộn nước ấm với các loại thảo dược có tỷ lệ rất đơn giản, có hiệu quả cao giúp giãn nở nhiệt bàn chân, làm hạn chế sự tắc nghẽn, lưu thông đường tuần hoàn máu kèm theo công dụng của từng loại thảo dược khác nhau. Bên cạnh đó, việc ngâm chân thư giãn còn giúp giảm áp lực tinh thần, lo âu, cải thiện giấc ngủ.
Xoa bóp
Xoa bóp cơ thể giúp lưu thông khí huyết đến vùng xương khớp bị đau, làm giãn cơ, việc tác động nhẹ nhàng, đều đặn lên các vùng cơ thể giúp giảm đau nhức, mỏi xương khớp từ bên trong. Một số liệu trình xoa bóp điều trị đau nhức xương khớp phổ biến là massage yoga, massage mô sau, xoa bóp bằng đá nóng, khăn nóng…
Sử dụng thảo dược
Người cao tuổi có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược đã được khoa học chứng minh là có tác dụng trong việc cải thiện, chữa bệnh xương khớp:
- Củ nghệ, gừng: Chứa curcumin giúp giảm đau, giảm viêm, ngăn sự phân hủy xương. Tuy nhiên cần cân nhắc hoặc hỏi ý bác sĩ trước khi sử dụng vì nghệ có khả năng làm loãng máu.
- Hạt lanh: Chứa một số axit béo như omega-3, omega-6 ( có thể phân hóa thành EPA và DHA ) và lignans giúp chống viêm, giảm độ cứng, bôi trơn các khớp. Ngoài ra, còn chứa cholesterol giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh ung thư, rất tốt cho sức khỏe.
- Bột hoa hồng: Giàu vitamin C, đặc tính chống viêm và oxi hóa.
- Bơ đậu nành: Làm ức chế sự viêm xương khớp, sự phân hủy sụn, ngăn hóa chất gây viêm nhiễm, sự suy thoái của tế bào hoạt dịch và giúp tái tạo tế bào mô liên kết.
- Capsaicin: Có nhiều trong quả ớt sừng, giúp giảm cơn đau vì capsaicin khiến các thụ thể thần kinh mất khả năng hoạt động trong thời gian dài, capsaicin làm giảm hiệu quả cơn đau do viêm khớp dạng thấp, đau cơ xơ hóa.
- Dầu nho đen: Tăng phản ứng miễn dịch ở người cao tuổi. Tuy nhiên, quả nho đen sẽ không mang lại hiệu quả như dầu nho đen.
Lưu ý: Tuy là thảo dược, nhưng đôi khi chúng có thể mang lại tác dụng phụ cho bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ và cẩn trọng trong quá trình sử dụng để tránh hệ lụy không mong muốn.
Sử dụng liệu pháp mạnh
Người bệnh đau nhức xương khớp có thể sử dụng các liệu pháp như vật lý trị liệu – phục hồi chức năng hay trị liệu thần kinh cột sống. Đây là các phương pháp an toàn, không xâm lấn, không dùng thuốc hay phẫu thuật. Tác động trực tiếp vào tác nhân chính gây ra bệnh, giảm đau dứt điểm, hiệu quả cao và hạn chế khả năng tái phát.
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống cũng có tác động thiết yếu đến hệ xương khớp, nên hãy lựa chọn một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn giàu canxi, omega-3, rau xanh,…
- Hạn chế ăn đồ đóng hợp, chứa chất bảo quản, nước ngọt, bia rượu…
- Giảm ăn thịt đỏ, thức ăn chế biến sẵn, nhiều gia vị, chất béo có tính bão hòa…
- Không nên dùng vitamin D, dầu cá như một phương pháp điều trị.
Tập thể dục
Tập thể dục, vận động thường xuyên giúp người bệnh quản lý cân nặng, tạo sự linh hoạt cho các khớp, kích thích các chất bôi trơn cho sụn khớp, cơ thể dẻo dai, điều này hỗ trợ rất nhiều trong quá trình chữa bệnh. Tuy không cần vận động cường độ quá mạnh, người cao tuổi vẫn có thể chọn các phương pháp vận động phù hợp với thể trạng như đi bộ, tập dưỡng sinh, đạp xe, bơi lội…
Sử dụng thực phẩm cần thiết cho hệ xương khớp
Đây là một giải pháp tích cực vì trong thực phẩm chứa lượng lớn các dưỡng chất cần thiết cho hệ xương, giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp. Các dưỡng chất giúp:
- Giúp cơ thể tăng khả năng tự hấp thụ vitamin D.
- Phòng ngừa đau nhức xương khớp
- Nâng cao miễn dịch, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh lý xương khớp.
- Ức chế quá trình tiết ra enzym làm phân hủy sụn.
- Ngăn lão hóa xương, loãng xương.
- Tăng thêm chất nhờn, giúp cho cử động các khớp linh hoạt.
Một số điều cần chú ý khi trị xương khớp tại nhà
Dù đau nhức xương khớp có thể cải thiện, chữa trị giai đoạn đầu tại nhà nhưng người bệnh cũng cần xác định được tình trạng, biến chuyển giai đoạn của bệnh. Người thân cần nắm bắt được tình trạng bệnh, thể trạng của người cao tuổi từ đó có kế hoạch chăm sóc hợp lý.
- Để bệnh nhân có không gian nghỉ ngơi hợp lý, luôn giúp bệnh nhân giữ tư thế đúng, thoải mái, khoa học
- Giúp người bệnh tập luyện khớp để linh hoạt khớp, xương, giúp hạn chế biến chứng.
- Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh, đầy đủ, khoa học.
- Kiểm tra định kỳ để nắm được tình trạng, biến chuyển hiện tại của bệnh
- Không lạm dụng sa đà thực phẩm chức năng.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết vừa rồi, bạn đã có được cho mình những thông tin, kiến thức hữu ích về cách điều trị đau nhức xương khớp ở người già và có thể ứng dụng chúng một cách an toàn, khoa học và thành công nhất.