bệnh gút

Bệnh Gout (Gút) là một trong các bệnh điển hình liên quan tới xương khớp. Theo y học thống kê, xu hướng mắc bệnh Gút đang gia tăng và trẻ hóa. Nhằm giúp độc giả có thêm cái nhìn chi tiết hơn trong vấn đề bảo vệ sức khỏe, trong bài viết sau Medicljb sẽ đề cập tới một vài thông tin liên quan đến bệnh Gút như: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.

Tìm hiểu về bệnh Gút

Bệnh gout (còn gọi là Gút hoặc thống phong) là dạng viêm khớp phổ biến. Người bệnh thường sẽ chịu các cơn đau dữ dội và đột ngột ở những khớp ngón tay, ngón chân và đầu gối, kèm theo các cơn đau. Thậm chí tệ hơn là không đi lại được do cơn đau dữ dội.

Hiện nay, quan niệm cho rằng Gút là “căn bệnh nhà giàu” và chỉ có ảnh hưởng đến nam giới đã được xóa tan. Thực tế cho thấy, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này ngày càng tăng, đặc biệt rơi vào nhóm phụ nữ đã mãn kinh hoặc khi chăm sóc người lớn tuổi cũng xuất hiện bệnh lý này. Ngoài ra, khi đời sống được nâng cao, nguồn thực phẩm đa dạng hóa cùng với chế độ ăn uống không lành mạnh khiến căn bệnh Gút càng trẻ hóa và phổ biến.

tổng quan về gút
Tìm hiểu bệnh gút là gì?

Nguyên nhân gây bệnh Gút

Nguyên nhân gây bệnh Gút là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể con người. Ở Việt Nam, việc lạm dụng bia rượu và chế độ ăn uống thừa quá nhiều chất đạm dẫn đến sự chuyển hóa acid uric trong cơ thể và gây ra bệnh Gút. Ngoài ra, mắc phải Gút có thể là do di truyền hay do tác động của môi trường tới cơ thể khiến cho hàm lượng acid uric tăng, không đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể.

 

nguyên nhân bệnh gút
Gút do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể

Bên cạnh đó, một vài yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh có thể kể đến như:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm, những động thực vật chứa quá nhiều purin như: hải sản, trứng, nấm, nội tạng động vật,…
  • Mắc những bệnh lý về thận (suy thận, viêm cầu thận,…) khiến suy giảm chức năng đào thải của thận làm cho cơ thể tích tụ lượng lớn acid uric. Ngoài ra, mắc các bệnh lý về tim mạch: huyết áp cao, bạch cầu cấp, tim bẩm sinh,…
  • Sử dụng nhiều chất kích thích, uống bia rượu thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gút.
  • Sử dụng một vài thuốc khiến tăng nồng độ acid uric trong máu như: thuốc ức chế tế bào dùng trong điều trị bệnh ung thư, aspirin, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc lợi tiểu,…
  • Trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh. Tuổi tác, giới tính cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ và thường rơi vào độ tuổi 30 – 60.
  • Thừa cân và mắc bệnh béo phì.

Biểu hiện của bệnh Gút

Giai đoạn đầu, một vài người được ghi nhận nồng độ acid uric tăng trong máu nhưng không xuất hiện các triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu. Theo thời gian, khi nồng độ này tăng liên tục dẫn tới sự tích tụ tinh thể urat. Gây ra những cơn đau khớp, những cơn đau dữ dội, âm ỉ và thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm.

Có thể nhận thấy người đang mắc bệnh thông qua một vài biểu hiện sau:

  • Đau khớp dữ dội: Triệu chứng đau sẽ xảy ra phần lớn ở các khớp đầu gối, ngón chân cái, cổ tay, mắt cá chân và khuỷu tay. Những khớp ở vai, háng và vùng chậu tần suất xảy ra sẽ ít hơn. Các cơn đau có khả năng trở nên nghiêm trọng trong vòng 4 – 12 giờ đầu tiên.
  • Đau âm ỉ và kéo dài: Sau cơn đau dữ dội, bệnh nhân thường có biểu hiện đau âm ỉ trong một khoảng thời gian. Sau đó, cơn đau sẽ vài ngày hay vài tuần, tần suất lần sau sẽ kéo dài và đau hơn lần trước.
  • Viêm, tấy đỏ: Những khớp bị ảnh hưởng sẽ sưng, nóng, mềm và đỏ.
  • Giới hạn phạm vi hoạt động của khớp: Khi bệnh tiến triển, bạn sẽ khó có thể cử động các khớp như bình thường.
biểu hiện bệnh
Triệu chứng Gút thường thấy

Xem thêm: Cách điều trị chứng mất ngủ ở người cao tuổi hiệu quả

Cách chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh Gút thường khá dễ dàng, đặc biệt nếu người có những triệu chứng điển hình như: ngón chân cái bị sưng đỏ, viêm ngón chân,… Ngoài ra, bác sĩ có thể dựa vào việc xem xét lịch sử bệnh, khám sức khỏe và xem xét các triệu chứng: yêu cầu bệnh nhân mô tả về cơn đau khớp, tần suất bị đau hay các bộ phận bị đau, triệu chứng đỏ, sưng diễn ra thế nào,…

Tuy sẽ có các triệu chứng đặc trưng nhưng đôi khi bệnh cũng khó có thể chẩn đoán chính xác. Để chắc chắn thì nên thực hiện một vài xét nghiệm Gút cần thiết để chẩn đoán chính xác nhất.

Phân loại bệnh Gút

phân loại gout
Bệnh lý Gút được chưa làm 5 loại

Tăng acid uric máu, không triệu chứng

Một người có thể tăng nồng độ acid uric trong cơ thể mà không xuất hiện bất cứ triệu chứng bên ngoài. Giai đoạn này, người bệnh chưa cần thiết điều trị, mặc dù những tinh thể urat có thể đọng trong mô cũng như gây nên tổn thương nhẹ. Nếu kết quả xét nghiệm lượng acid uric tăng nhưng không có các biểu hiện của bệnh lâm sàng, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn thích hợp.

Bệnh Gút cấp tính

Những tinh thể urat có cấu trúc cứng, nhỏ và sắc nhọn khi cọ xát lớp niêm mạc mềm của các khớp gây viêm và sưng đau rất nhiều. Khi điều đó xảy ra sẽ tạo thành những đợt Gút cấp tính. Những đợt cấp này có khả năng được “kích hoạt” sau khi người mắc bệnh gặp căng thẳng, sau bữa ăn thịnh soạn hay sử dụng ma túy,… cũng có thể khiến cho căn bệnh bùng phát.

Gút mãn tính giai đoạn tạm ổn định giữa những đợt cấp

Đây là một giai đoạn giữa của những đợt cấp, khoảng thời gian tái phát những đợt cấp thường không xác định được. Có thể vài tháng hay vài năm, điều này phụ thuộc vào quá trình điều trị và việc cân bằng lối sống của người bệnh.

Gút mãn tính có các biến chứng

Đây là một bệnh gây suy nhược cũng như nhiều phiền toái cho bệnh nhân nhất. Vào giai đoạn mãn tính, bệnh nhân thường xuất hiện cái hạt tophi lớn quanh khớp. Thậm chí ở trong những mô cơ, thận gây tổn thương nghiêm trọng cho thận và khớp. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới giai đoạn mãn tính.

Giả Gút

Tình trạng dễ nhầm lẫn với bệnh Gút đó là bệnh giả Gút hay còn được gọi là bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate dihydrate. Những triệu chứng của bệnh này khá giống với dấu hiệu của Gút, mặc dù những đợt bùng phát thường sẽ ít nghiêm trọng hơn. Sự khác biệt chủ yếu giữa bệnh giả Gút và bệnh Gút đó là những khớp sẽ bị kích thích bởi tinh thể canxi pyrophosphate hơn tinh thể urat.

Các biến chứng của bệnh Gút

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh Gút sẽ có khả năng xảy ra thường xuyên và mật độ khớp ảnh hưởng có thể lan rộng hơn. Nồng độ acid uric cao nếu không điều trị trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm: giảm độ lọc của cầu thận, mức độ nặng của bệnh liên quan đến tỷ lệ cao mắc bệnh tim thiếu máu, hẹp động mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim hay những vấn đề về tim khác.

Ngoài ra, còn tăng nguy cơ mắc một vài bệnh ung thư, xuất hiện nhiều vấn đề liên quan về sức khỏe tâm thần, trong đó có bệnh trầm cảm,…

Nếu đi khám sớm và được điều trị đúng cách kết hợp cùng chế độ ăn uống cũng như lối sống lành mạnh. Hầu hết những tổn thương hay biến chứng do bệnh Gút gây ra đều có thể được ngăn chặn.

biến chứng
Biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời

Xem thêm: Cách Điều Trị Đau Nhức Xương Khớp Ở Người Già Hiệu Quả

Phương pháp điều trị bệnh Gút

Sử dụng thuốc

Đây là phương pháp quan trọng và cần thiết để điều trị bệnh Gút. Ở những mức độ bệnh khác nhau thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sao cho phù hợp. Bệnh nhân phải uống thuốc đúng giờ, đều đặn và đúng liều. Một đơn thuốc thông thường gồm: thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc tăng đào thải acid, thuốc ức chế sản sinh acid uric,… Khi gặp các vấn đề về việc sử dụng thuốc thì hãy báo ngay cho bác sĩ và không được tự ý thay đổi đơn thuốc.

Thay đổi chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân nên có một lối sống khoa học, lành mạnh để đẩy lùi bệnh tái phát. Nên hạn chế ăn thực phẩm chứa quá nhiều purin, chất đạm. Bổ sung chất xơ, uống thật nhiều nước ( khoảng 3 lít/ ngày).

Không nên sử dụng rượu bia, đồ uống chứa các chất kích thích khác. Ngoài ra, nên luyện tập thể dùng hằng ngày giúp hạn chế và ngăn ngừa béo phì, có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh stress,…

phương pháp điều trị
Những cách chữa trị bệnh Gút

Những loại thuốc điều trị bệnh Gút phổ biến

Thuốc điều trị cơn đau Gút cấp tính

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid NSAID: Những thuốc này bao gồm ibuprofen và naproxen sodium (Aleve).
  • Thuốc colchicine: Đây là một loại thuốc giảm đau với công dụng chống viêm rất hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc sẽ gây ra một vài tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Thuốc corticosteroid: Một vài thuốc như prednisone dexamethasone và solumedrol có thể kiểm soát cơn đau, viêm do bệnh Gút gây nên.

Thuốc hạ acid uric máu ngăn ngừa biến chứng

Trường hợp người bệnh chỉ xuất hiện một vài đợt phát bệnh mỗi năm hay tần suất bệnh ít nhưng đau nhiều, bác sĩ có thể kê thuốc giúp giảm nguy cơ mắc biến chứng. Nếu khớp tổn thương hay xuất hiện hạt tophi, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một số thuốc như:

Thuốc ngăn chặn sản xuất thêm acid uric: Loại thuốc là chất ức chế sản sinh acid uric giúp hạn chế bệnh tiến triển.

Thuốc đào thải acid uric: Các loại thuốc này thường được gọi là uricosurics, hỗ trợ tăng uric và cải thiện khả năng đào thải chất acid uric ra khỏi cơ thể.

thúc trị gút
Thuốc điều trị bệnh lý Gout

Kết luận

Bệnh Gút tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, mỗi người nên chủ động khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện cũng điều trị kịp thời.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *