Chiết xuất dược liệu được xem là khâu quan trọng, phản ánh chất lượng của thảo dược, dược liệu. Chúng cần được tiến hành theo các quy tắc và quy định rõ ràng để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Vậy thực tế chiết xuất dược liệu là gì? Quy trình tiến hành được diễn ra như thế nào cũng như các phương pháp tiến hành hiện nay có gì? Tất cả các kiến thức quan trọng cần biết về chiết xuất dược liệu sẽ được Medicaljb đề cập đến đầy đủ nhất trong bài viết này!
Tổng quan kiến thức về chiết xuất dược liệu
Hoạt động sản xuất sản phẩm với nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên tại Việt Nam rất sôi nổi. Điều này đến từ sự đa dạng thảm thực vật của Quốc Gia. Tuy nhiên, để có những đảm bảo cho người sử dụng, việc chiết xuất cần thực hiện đúng quy trình, quy định.
Chiết xuất dược liệu là gì?
Đây là tiến trình sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm chiết, tách tinh chất quý từ các thảo mộc, dược liệu tự nhiên. Sau đó, các thành phần này được sử dụng để tổng hợp thành thuốc, thực phẩm sức khỏe… Nhờ đó, con người có những sản phẩm bổ dưỡng để bổ sung, nâng cao và cải thiện tình hình bệnh tật… Các bộ phận của thảo dược được dùng để tách chiết gồm: Hoa, quả, lá, rễ, thân, củ…
Mục đích chiết xuất dược liệu
Thực hiện chiết xuất dược liệu nhằm tách riêng biệt các phần dinh dưỡng, bổ dưỡng. Chúng được xem là nguyên liệu để sản xuất các chế phẩm an toàn và có tính giá trị sức khỏe cao.
Thông thường, hoạt chất sau chiết tách thường tồn tại dưới dạng dung dịch hoặc dạng bột. Thành phần này có thể sử dụng để chế tạo thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ dưỡng.
Như vậy, mục đích của chiết xuất dược liệu nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành dược phẩm. Nhờ đó, con người có nhiều sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng để phục vụ quá trình nâng cao sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh.
Những lý do cần thực hiện hoạt động chiết xuất
Chiết xuất dược liệu nhằm tạo ra nhiều chế phẩm an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể. Thông thường, sau quá trình này, người dùng thu được dạng dung dịch hoặc dạng cao dược liệu. Nhờ đó, dược liệu có tác dụng mạnh hơn, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh đó, thực hiện chiết xuất là cách để loại bỏ hỗn hợp tạp chất chứa trong dược liệu. Chúng có thể là ẩm mốc, nấm hoặc vi khuẩn cùng nhiều loại côn trùng phát triển trong quá trình phơi khô, sấy khô.
Cuối cùng, sau khi chiết xuất, các dược liệu viên có thể dễ dàng bảo quản thành phần tốt hơn. Điều này là cơ sở để lưu trữ nguyên liệu quý ngành sản xuất thuốc và dược liệu nói chung.
Hệ thống chiết xuất dược liệu là gì?
Hệ thống chiết xuất dược liệu được hiểu là tổng thể các thành phần để thực hiện quá trình chiết xuất. Chúng gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi phần sẽ đảm nhiệm những chức năng nhất định.
Máy chiết xuất
Máy chiết xuất có nhiều kích cỡ và kích thước khác nhau. Thông thường, các đơn vị sản xuất ở Việt Nam còn nhỏ lẻ. Lúc này, lựa chọn máy chiết xuất mini được xem là hướng đi hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, vừa tiết kiệm chi phí vận hành. Kinh nghiệm khi mua máy chiết xuất là cần quan tâm đến dòng máy, đặc tính tiết kiệm điện năng và mức nhiệt độ thiết bị.
Thiết bị cô đặc
Thiết bị cô đặc là máy công nghệ cao không thể thiếu cho quá trình chiết xuất dược liệu. Máy cô đặc giúp cô đặc nồng độ của dung dịch loãng thu được. Nhờ đó, dược liệu viên có thể kiểm soát thành phẩm thu được hiệu quả hơn.
Dây chuyền chiết xuất
Dây chuyền chiết xuất công nghệ cao được sử dụng nhiều hiện nay là dây chuyền chiết xuất dược liệu chân không được thực hiện trong phòng sạch dược phẩm và phải đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm duyệt theo GMP Groups. Sản phẩm cần được chế tạo từ nguyên liệu là inox cao cấp, không han gỉ với bề mặt bóng loáng. Ngoài ra, về hiệu quả thì hệ thống này cần có hiệu suất chiết cao, có thể chiết kiệt 100% hoạt chất quý giá trong sản phẩm.
Quy trình chuẩn trong chiết xuất dược liệu
Chiết xuất dược liệu cần đảm bảo thực hiện theo một tiêu chuẩn, quy trình nhất định. Trong đó, người thực hiện cần tiến hành chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết, thiết bị phòng sạch và lần lượt thực hiện theo các bước trong quy trình.
Từ đó, đảm bảo các thành tố thu được có giá trị dược liệu cao. Phần này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các nguyên liệu thường được sử dụng trong chiết xuất cũng như cung cấp một quy trình chuẩn để bạn tham khảo.
Nguyên liệu chuẩn bị
Khách hàng cần tiến hành chuẩn bị về dược liệu và dung môi chiết xuất. Dược liệu để chiết xuất khá đa dạng như: Thực vật, cây thuốc quý, thảo dược, sinh vật biển, các loại củ… Tùy từng mục đích thực hiện mà sử dụng phương pháp chiết tách một phần hoặc chiết tách toàn phần.
Đối với dung môi chiết xuất, chúng được phân thành 3 loại chính sau:
- Dung môi phân cực có tính lưỡng cực như cồn, nước..
- Dung môi phân cực không lưỡng cực như DMF, CHCl3 hoặc Ether Ethylic…
- Các loại dung môi không phân cực cũng không có tính lưỡng cực.
Tùy thuộc vào từng phương pháp chiết xuất và mục đích thực hiện mà loại dung môi phù hợp sẽ được lựa chọn.
Quy trình tiến hành
Quy trình chiết xuất dược liệu có thể được phân thành nhiều cách khác nhau. Thông thường, quy trình càng chi tiết, dược liệu viên càng dễ dàng thực hiện. Dưới đây là một quy trình chuẩn mà bạn có thể tham khảo:
- Chuẩn bị nguyên liệu cần thiết để thực hiện chiết xuất
- Thực hiện chiết xuất hoạt chất để thu được dung dịch
- Loại bỏ các tạp chất không cần thiết hoặc không có giá trị dinh dưỡng trong dung dịch
- Tiết hành cô đặc hoặc sấy khô
- Thực hiện hoàn chỉnh chế phẩm
Các phương pháp thực hiện chiết xuất dược liệu
Hiện nay có 4 phương pháp chính được sử dụng để thực hiện quy trình chiết xuất dược liệu.
Sử dụng công nghệ sóng siêu âm
Đây là công nghệ hiện đại nhờ ứng dụng đặc tính của sóng siêu âm (thường có tần số trên 20kHz). Lúc này, sự hòa tan các thành phần trong dung môi chiết xuất phát huy hiệu quả tốt hơn. Không chỉ vậy, việc khuếch tán cũng được đảm bảo đạt kết quả mong muốn.
Phương pháp này phù hợp ứng dụng trong quy mô nhỏ như phòng thí nghiệm. Trường hợp sử dụng trong công nghệ hoặc nhà máy, sóng siêu âm có thể cần một chi phí đầu tư đắt đỏ.
Sử dụng công nghệ vi sóng
Tương tự như sóng siêu âm, công nghệ vi sóng cũng mang đến tác dụng tạo sự khuấy trộn và tăng khả năng tiếp xúc để tăng hiệu suất chiết xuất. Bạn có thể kết hợp phương pháp này với 1-2 phương pháp để đảm bảo kết quả chiết xuất tốt hơn.
Sử dụng cồn
Đây là cách làm khá thủ công và đơn giản, người sử dụng không cần nhiều công cụ phức tạp. Đặc biệt, phương pháp này giúp dịch chiết được cô đặc hơn.
Sử dụng Saponin
Saponin là hoạt chất có nhiều tác dụng đặc biệt như giảm sức căng bề mặt, làm nhũ hóa và tẩy sạch. Sử dụng phương pháp này, dược liệu viên sẽ dễ dàng thu được hợp chất sạch khi loại bỏ tốt các loài sinh vật nhỏ có thể tồn tại trong nguyên liệu chiết xuất như giun, sán, ốc sên…
Chiết xuất dược liệu hiện là tiến trình được sử dụng thường xuyên để thu lại các thành phẩm giá trị, giàu dinh dưỡng. Đây là hoạt động không thể thiếu trong ngành chế tạo thuốc và thực phẩm bổ sung. Bài viết mang đến nhiều kiến thức nhằm làm rõ hơn khái niệm chiết xuất dược liệu là gì? Và quy trình tiến hành cũng như các phương pháp được thực hiện. Hãy theo dõi Website để cập nhật thêm các kiến thức bổ ích lý thú khác nhé!