Tổng hợp những dụng cụ phẫu thuật cơ bản nhất 

Phân biệt được các loại dụng cụ phẫu thuật là kiến thức chuyên môn khoa học mà người học y nào cũng phải biết. Bởi đây là các dụng cụ quan trọng, quyết định đến độ thành công của các ca phẫu thuật. Tuy nhiên, phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng ca mà sẽ sử dụng các loại dụng cụ khác nhau. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về các loại dụng cụ dùng trong phẫu thuật. 

Dụng cụ phẫu thuật là gì?

Dụng cụ phẫu thuật là gì?
Dụng cụ phẫu thuật là gì?

Dụng cụ phẫu thuật là một công cụ hay thiết bị để thực hiện các hành động và các tác động vào cơ thể người trong quá trình thực hiện phẫu thuật. Hiện nay, có rất nhiều dụng cụ phẫu thuật được ra đời và cải tiến theo từng năm nhằm phục vụ cho các loại công việc phẫu thuật nhất định. Một số dụng cụ được thiết kế để sử dụng chung cho tất cả các thao tác phẫu thuật.

Bên cạnh đó, khi thực hiện phẫu, có một số loại dụng cụ được cải tiến để tăng độ chính xác, chúng được sử dụng đặc biệt trong các ca phẫu thuật khó, còn một số dụng cụ khác thì được thay đổi cho phù hợp với kiến thức y khoa chuyên ngành. 

Quan trọng hơn cả, các dụng cụ ngày nay đều có cấu tạo bằng chất liệu thép không gỉ thay cho một số chất liệu xưa cũ (gỗ, ngà voi) để dễ dàng khử trùng, đảm bảo an toàn cho quá trình phẫu thuật. 

Tổng hợp những dụng cụ phẫu thuật cơ bản nhất 

Theo các chuyên gia tại công ty CPT – đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản sản xuất và phân phối vật tư y tế cho biết, dụng cụ phẫu thuật sẽ được chia thành những laoij cơ bản như sau:

Dụng cụ để cắt 

Dụng cụ để cắt 
Dụng cụ để cắt

Đây là loại dụng cụ thường được sử dụng để cắt mô và “kéo” chính là đại diện cho nhóm dụng cụ cắt này. Tùy vào vị trí, tính chất các loại mô mà sẽ lựa chọn những loại kéo có kích thước, hình dáng phù hợp. 

Tất các các loại kéo đều được gia công tỉ mỉ và sử dụng chất liệu thép không gỉ để đảm bảo an toàn trong phẫu thuật. Đặc biệt loại kéo cong 2 đầu được thiết kế nhọn giúp tạo lợi thế cho phẫu thuật cắt mắt, cắt chỉ. Đây là loại kéo cứng cáp, sắc nét nên thường tạo nên các đường cắt uyển chuyển và giúp các y bác sĩ dễ dàng thao tác hơn. Dưới đây là một số công dụng của các loại kéo phổ biến: 

  • Kéo Mayo nặng, chắc chắn được sử dụng để cắt chỉ hoặc các mô dày (cơ,…).
  • Kéo Metzenbaum có thiết kế mảnh, nhẹ thường được sử dụng để cắt các mô mỏng (màng bụng, màng phổi,…).
  • Một số loại khác được sử dụng để mở mạch máu, cắt chỉ thép,….

Dụng cụ để bóc tách 

Công dụng chính của dụng cụ phẫu thuật này là cắt, phân tách các mô. Đại diện cho dụng cụ bóc tách là dao, với công dụng khác nhau mà lưỡi dao cũng được thiết kế theo nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Có 2 loại dụng cụ bóc tách phổ biến đó là dụng cụ bóc tách sắc và dụng cụ bóc tách cùn. 

Bóc tách sắc

Mỗi lưỡi dao sẽ có kích thước, độ dày mỏng khác nhau. Tất cả các dao đều được đánh số thứ tự. Lưỡi dao 10 khớp với cán số 3, thường được dùng nhiều nhất và áp dụng cho các vết rạch dài. Với lưỡi số 15 thì áp dụng cho các vết rạch nhỏ, được lắp vào cán số 7 và dùng trong cắt sâu. Để thuận lợi cho việc cầm nắm nên tuỳ từng loại dao sẽ được lắp vào cán dao tương ứng. 

Bóc tách cùn 

Bóc tách cùn cũng là một loại dụng cụ quan trọng trong phẫu thuật, các lưỡi dao số 22 – 25 sẽ thường được lắp vào cán số 4. Để thực hiện bóc tách cùn thường sẽ sử dụng các loại như: 

  • Kéo Mayo hay kéo Metzenbaum cong, đầu tù.
  • Các loại kẹp mạch máu. 
  • Dụng cụ nâng (elevator).
  • Nạo (curet).

Dụng cụ để giữ, cầm 

Dụng cụ để giữ, cầm 
Dụng cụ để giữ, cầm trong phẫu thuật

Dụng cụ phẫu thuật để cầm giữ mô cơ bản và hay được sử dụng nhất là nhíp, bên cạnh đó các loại như kẹp Allis và Babcock cũng thuộc nhóm này. Tuỳ vào mục đích mà dụng cụ cầm giữ sẽ có hoặc không có răng. 

Dụng cụ có răng sẽ giữ mô chắc hơn nhưng dễ làm tổn thương, gây sang chấn cho mô và dụng cụ không răng thì ngược lại. Hầu hết các dụng cụ này đều được làm bằng chất liệu thép không gỉ, an toàn cho người dùng. 

  • Nhíp lớn được sử dụng cho việc cầm giữ da, còn nhíp nhỏ sẽ giúp giữ các mô ở dưới da. 
  • Kẹp được chia làm 2 loại là kẹp sang chấn (kẹp nghiến, kẹp chất) và kẹp không sang chấn (kẹp sống): 
  • Kẹp Allis phục vụ cho việc cầm giữ gây sang chấn, dùng để kẹp phần ruột sắp bị cắt bỏ. 
  • Kẹp Babcock là dụng cụ kẹp giữ không gây sang chấn, kẹp phần ruột được giữ lại.
  • Một số kẹp khác có tính năng ngăn chặn sự lưu thông trong lòng ruột, kẹp lấy phổi, lấy sỏi thận,… 

Dụng cụ vén 

Đây là loại dụng cụ phẫu thuật thường được sử dụng nhất, bởi nó, giúp cho các thao tác được thuận tiện và chính xác hơn, không làm cho các vùng lân cận bị tổn thương. Dụng cụ vén được chia làm 2 loại là dụng cụ vén bằng tay hoặc dụng cụ vén tự động. 

Chúng đều được làm bằng thép không gỉ. Một số loại khác sẽ được làm bằng titanium, vanadium, molybdenum,…Tùy vào mục đích mà các y bác sĩ sẽ lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Một số dụng cụ vén có thể kể đến như:

  • Kẹp mang kim: Dùng để giữ kim khi khâu. 
  • Kẹp gạc và kẹp khăn: Được sử dụng cho việc giữ gạc và giữ khăn mổ. 

Khi sử dụng dụng cụ vén, bạn cần tuân theo nguyên tắc “3 điểm tựa” để tạo được tính linh hoạt trong thao tác và cầm giữ dụng cụ được chắc chắn hơn. 

Dụng cụ cầm máu

Dụng cụ cầm máu có tác dụng rất quan trọng bởi nó giúp làm chặn lưu thông tạm thời, tránh đi tình trạng bị mất quá nhiều máu. Để cầm máu trực tiếp một đầu của tĩnh mạch hay động mạch thì sử dụng dụng cụ cầm máu là tối ưu nhất. Kẹp mạch máu được chia ra làm 2 loại là:

  • Kẹp sang chấn (kẹp nghiến, kẹp chất ).
  • Kẹp không sang chấn (kẹp sống).

Dụng cụ khâu 

Đại diện của dụng cụ phẫu thuật khâu chính là kim khâu (kim phẫu thuật). Kim khâu thường phân loại theo hình dáng, kích thước kim. Hình dáng của kim khâu sẽ quyết định đến việc lựa chọn kim khâu cho các loại mô khác nhau. Đặc biệt bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc chọn kim “không được to và cứng hơn độ dày của mô, cũng không được to quá so với chỉ khâu phẫu thuật. Kim được phân thành các loại như:

  • Kim nhọn: Thân vuông hoặc tròn, lực đâm xuyên chủ yếu là lực căng thường được sử dụng cho các loại mô dưới da, phúc mạc, ống tiêu hoá,….
  • Kim cắt: Được sử dụng trong quá trình làm đứt các mô trong việc đâm xuyên mô khi phẫu thuật. 
  • Kim nhọn – cắt: Không cắt nhiều mô mà chỉ làm tăng khả năng đâm xuyên.
  • Kim từ: Sử dụng cho các vị trí như: Mô, gan, thận,… 
  • Đặc biệt lưu ý: Không được để kim và kẹp rời nhau trong quá trình phẫu thuật.

Dụng cụ hút

Dụng cụ hút
Dụng cụ hút

Dụng cụ hút thường là các ống thông để hỗ trợ lưu thông khí quản, dẫn lưu mật, hỗ trợ ăn uống cho người bệnh. Thông thường các ống hút được tính theo cỡ chỉ số F, 1 F=0,33mm. Dưới đây là một số loại ống hút chuyên dụng:

  • Ống thông Nelaton có nhiều kích cỡ thường để dẫn tiểu, hỗ trợ dẫn dịch tràn màng phổi,…
  • Foley đây là loại ống thông có 2 ngã giúp chèn nơi tiền liệt tuyến đã được cắt bỏ đi trong phẫu thuật phì đại tiền liệt tuyến.
  • Dùng để nuôi ăn khi mở dạ dày, thông thường các y bác sĩ sẽ lựa chọn ống thông Malecot.
  • Cuối cùng Kehr – loại ống để thông ở đoạn ống mật chủ trong việc dẫn lưu mật. 

Dụng cụ thăm dò

Thường là các loại máy để siêu âm, nội soi dạ dày,… để khám phá vào tận sâu bên trong kết cấu cơ thể và xem xét về tổn thương của các cơ quan ấy. Dụng cụ thăm dò thường được áp dụng các công nghệ tiên tiến, phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh và vẫn đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về những dụng cụ phẫu thuật cơ bản, giúp cho các y bác sĩ tương lai có thể tìm hiểu, nghiên cứu kỹ để phục vụ cho quá trình làm việc sau này của mình. Mỗi một loại dụng cụ dù giống nhau về tên gọi nhưng hình dáng, cấu tạo và chức năng của chúng sẽ khác nhau, nên bạn phải thật cẩn thận đừng nhầm lẫn nhé!

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *