Tránh để chuối gần ánh nắng trực tiếp của mặt trời hoặc nơi có nhiều độ ẩm để giữ chuối được lâu hơn

Rau củ quả hữu cơ ngày càng được tin dùng bởi yếu tố an toàn cao cho sức khỏe cả gia đình. Tuy nhiên, là sản phẩm sạch hóa chất, chất bảo quản nên rau củ quả hữu cơ thường có “hạn sử dụng” ngắn hơn so với các loại rau củ quả thường. Vậy nguyên nhân khiến rau, củ, quản hữu cơ dễ hỏng và cách để giữ rau, củ, quả hữu cơ tươi ngon lâu hơn là gì? Hãy cùng tìm hiểu các tips giúp bảo quản rau, củ, quả hữu cơ tươi ngon lâu hơn dưới đây của Medical Journal of Babylon nhé!

I. Những nguyên nhân khiến rau, củ, quả hữu cơ dễ hỏng

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình bảo quản khiến rau, củ, quả hữu cơ dễ hỏng. Dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu:

Những nguyên nhân khiến rau, củ, quả hữu cơ dễ hỏng
Những nguyên nhân khiến rau, củ, quả hữu cơ dễ hỏng

1. Hư hỏng do cơ học

Hư hỏng do cơ học xảy ra trong quá trình thu hoạch và vận chuyển, gồm những sự dập vỡ, gãy, cắt không đúng vị trí của các loại củ, vết trầy xước làm mất lớp cutin bảo vệ trên vỏ, làm tăng sự mất nước, tăng độ hô hấp, thúc đẩy quá trình chín của rau trái.

Nhìn chung thu hoạch bằng cơ giới sẽ gây nhiều hư hỏng cơ học hơn là thu hoạch bằng thủ công. Hư hỏng cơ học khi vận chuyển sẽ tăng khi công việc vận chuyển bốc vác được thực hiện bằng nhân công. Ở trường hợp này vận chuyển bằng cơ giới sẽ thích hợp hơn.

2. Hư hỏng do vi sinh vật

Một trong những nguyên nhân thường dẫn đến sự hư hỏng tuyệt đối là nhiễm vi sinh vật. Rau trái có thể bị nhiễm vi sinh vật từ không khí, bụi đất, côn trùng. Các loại vi sinh vật này có thể gây bệnh ngay cho rau trái hoặc tồn tại trong các mô bào, mao quản ở dạng nha bào gây thối hỏng rau trái.

Rau trái đã bị hư hỏng có học thì nguy cơ nhiễm vi sinh vật lại càng cao. Rau trái nhiễm vi sinh vật sẽ thay đổi sâu sắc giá trị cảm quan, xuất hiện những đốm bệnh di vi sinh vật gây ra, xuất hiện nhiều mùi vị lạ, rau trái sẽ bị mềm nhũn và thối rữa.

3. Quá trình chín sinh lý – sinh hóa

Quá trình chín diễn ra tự nhiên sau khi rau trái đã đạt đến độ trưởng thành cực đại. Khi trái chín giúp tăng cường độ hô háp, sinh tổng hợp ethylene giúp trái ngọt hơn, thơm hơn, cấu trúc trở nên mềm hơn. Thế nhưng, sau giai đoạn chín tích cực là giai đoạn chín quá. Mọi biến đổi ở giai đoạn này có khuynh hướng giảm dần chất lượng rau trái. Trái mềm càng mềm hơn, dễ bị vi sinh vật tấn công. Ngoài ra, các chất màu, chất thơm bắt đầu xuất hiện trên những sản phẩm oxy hóa, kèm mùi lạ, biến đổi màu sắc. Tham khảo các loại phân bón chất lượng tại https://halan.net/phan-bon/ để giảm thiểu tình trạng chín quá gây hư hỏng nông sản

4. Hư hỏng do độ ẩm

Độ ẩm cao sẽ là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển nhanh, làm trái cây bị hư hỏng nhanh. Độ ẩm thấp thì đẩy mạnh quá trình mất nước từ trái cây khiến quả bị nhăn, héo, hình thức xấu.

Tỷ lệ hư hỏng do độ ẩm có thể lên tới 22% các nguyên nhân gây hư hỏng trong quá trình bảo quản rảu, củ, quả hữu cơ. Thế nên, việc duy trì độ ẩm thích hợp đặc biệt quan trọng trong bảo quản trái cây.

5. Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân khác gây hư hỏng khi bảo quản trái cây như đặc thù loại trái cây, chất lượng trái cây cùng những vấn đề của trái cây trước khi thu hoạch,…

II. Cách để giữ rau, củ, quả hữu cơ tươi ngon lâu hơn

Để thưởng thức rau củ quả tươi ngon, chúng tôi luôn khuyến khích bạn nên mua rau của quả vừa đủ dùng cho 2 – 3 ngày. Trong trường hợp mua quá nhiều và muốn rau củ quả vẫn tươi ngon thì chị em có thể tham khảo một số mẹo khoa học sau.

1. Sử dụng nguyên liệu, vật tư nông nghiệp chất lượng cao

Công ty sản xuất phân bón chất lượng cao
Công ty sản xuất phân bón chất lượng cao

Trước khi cần bảo quản trái cây thì mọi loại rau, củ, quả đều nên được chọn lọc kĩ càng. Các loại trái cây được trồng theo đúng kĩ thuật và được chăm sóc tốt sẽ có màu sắc, mùi vị thơm ngon. Nếu bạn tiến hành trồng rau, củ, quả trong nhà thì hãy nhớ tìm mua các loại phân bón, đất trồng, hạt giống từ các cơ sở sản xuất nông nghiệp chất lượng.

1. Bảo quản chuối trong tủ lạnh đúng cách

Tránh để chuối gần ánh nắng trực tiếp của mặt trời hoặc nơi có nhiều độ ẩm để giữ chuối được lâu hơn
Tránh để chuối gần ánh nắng trực tiếp của mặt trời hoặc nơi có nhiều độ ẩm để giữ chuối được lâu hơn

Bạn nên tránh để chuối gần ánh nắng trực tiếp của mặt trời hoặc nơi có nhiều độ ẩm để giữ chuối được lâu hơn. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì bạn nên cho vào túi zip, hút chân không rồi cho vào ngăn mát. Không thì dùng màng thực phẩm bọc kín, nên tách từng quả ra.

Chị em nên ưu tiên mua chuối vừa chín, còn cứng và đặc biệt chuối sau lấy ra từ tủ lạnh bạn nên ăn ngay, tránh để quá lâu bên ngoài, chuối sẽ bị thâm đen, không còn ngon.

2. Gói rau củ quả sinh khí Ethylene/nhạy cảm khí Ethylene trong túi giấy

Ethylene là loại hormone thực vật được tạo ra trong quá trình phát triển của cây trồng, nhất là giai đoạn chín. Một số loại trái cây, củ quả sau khi thu hoạch sẽ tiếp tục sản sinh ra khí ethylene, thúc đẩy quá trình chín, tăng quá trình vàng lá ở rau.

Vì thế, khi bảo quản cần tránh để chung các loại rau củ quả sinh khí ethylen với những loại rau củ quả nhạy cảm dễ nhạy cảm với khí này. Bạn nên gói rau củ quả sinh khí ethylene vào túi giấy riêng để không ảnh hưởng tới những loại rau củ quả khác.

3. Cắt cuống cà rốt đi

Cắt cuống cà rốt đi
Cắt cuống cà rốt đi

Cà rốt mua về nếu còn cuống xanh, chị em nên cắt bỏ đi bởi cuống sẽ hút chất dinh dưỡng có trong cà rốt. Cũng có thể bảo quản cà rốt bên ngoài, bảo quản trong túi/ hộp đậy kín ở ngăn mát tủ lạnh nếu đã sơ chế.

4. Nấm cần được thông gió

Nấm có đặc điểm là thích được giữ mát và thông gió tốt. Thế nên, sau khi mua về, bạn nên dùng khăn mềm lau nhẹ thay vì rửa với nước, sau đó xếp nấm vào giấy báo, gói lại và để nơi khô ráo, nên gói gọn nhưng để hở ở trên.

Cần làm sạch phần chân, gọt vỏ, cắt nhỏ rồi cho vào túi, hút hết không khí và cho vào tủ đông nếu muốn bảo quản nấm trong 1 tháng.

5. Không phải tất cả rau quả đều có thể bảo quản trong tủ lạnh

Không phải tất cả rau quả đều có thể bảo quản trong tủ lạnh
Không phải tất cả rau quả đều có thể bảo quản trong tủ lạnh

Dưa chuột, ớt chuông và cà chua nên bảo quản với nhiệt độ phòng. Nếu để trong tủ lạnh, dưa chuột và cà chua có thể bị nhớt, ớt sẽ mất đi độ giòn.

Rau quả khong nên bảo quản trong tủ lạnh cho tới khi chín, bởi chúng sẽ thối rữa rất nhanh.

Bảo quản rau đã thái trong nước

Với những loại rau đã cắt, thái như cà rốt hay cần tây, bạn có thể giữ chúng tươi lâu bằng cách đặt vào tủ lạnh. Tuy nhiên, cũng đừng quên đặt chúng vào trong những chiếc lọ với một ít nước nhé.

Không bảo quản rau quả với nhiệt độ thấp

Nhiệt độ càng thấp càng khó giữ được mùi thơm và tươi cho rau quả. Thế nên, hãy bảo quản rau quả ở nhiệt độ vừa phải, không quá cao hoặc không quá thấp nếu muốn giúp chúng giữ được sắc thái như lúc mới mua (không để ở ngăn đá hay nhiệt độ thấp).

Bọc giấy bạc cho cần tây

Cần tây là loại rau chứa nhiều nước, khá nhạy cảm với ethylen. Thế nên, chị em nên bọc bằng giấy bạc rồi để trong ngăn kéo tủ lạnh để giữ cần tây lâu trong tủ mà không bị mềm.

Xà lách Romaine, Rau bina, Rau diếp.. Nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh

 

Rau bina, xà lách Romaine, rau diếp.. Nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh
Rau bina, xà lách Romaine, rau diếp.. Nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh

Không phải loại rau nào sau khi mua về chị em cũng nên rửa sạch rồi cho vào tủ lạnh. Thế nhưng với rau xà lách, bina, rau diếp thì chị em nên nhặt sạch, bỏ lá vàng, rửa sạch để ráo rồi cho vào tủ lạnh bảo quản. Cách này giúp giữ rau trong tình trạng tươi ngon và giữ chất dinh dưỡng tốt.

Bông cải xanh và súp lơ hợp nước

Cách tốt nhất để bảo quản bông cải xanh là đặt thân của chúng trong nước lạnh và dùng khăn ẩm trùm lên trên. Đừng quên thay nước và thường xuyên làm ẩm khăn

Súp lơ cũng có thể được bọc bằng khăn ướt hay màng thực phẩm có đục lỗ nhỏ để thông khí.

Trên đây là một số mẹo giúp cho rau củ quả hữu cơ tươi ngon lâu hơn. Hy vọng, bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho chị em nội trợ. Đừng quên chia sẻ và theo dõi những bài viết khác của chúng tôi nữa nhé!

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *