Hiện nay, số lượng trẻ em tự kỷ ngày càng tăng cao. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ di truyền hoặc do các yếu tố bên ngoài tác động. Mặc dù bệnh tự kỷ không còn là vấn đề quá xa lạ nhưng cũng có rất nhiều người không biết cách chăm sóc như thế nào, từ đó làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Nếu bạn đang có con hoặc người thân không may mắc bệnh nhưng không biết cách chăm sóc trẻ em tự kỷ như thế nào cho phù hợp và đạt hiệu quả thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ được xem là một dạng bệnh lý thường xuất phát từ cơ thể hoặc do ngoại cạnh tác động. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh sẽ khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác với mọi người xung quanh. Đặc biệt là khó kiểm soát ngôn ngữ, hành vi và cảm xúc của bản thân.
Đối với trẻ em bị tự kỷ sẽ khiến trẻ khó hòa nhập với bạn bè và mọi người. Đồng thời trẻ cũng sẽ khó tiếp thu thông tin và các kiến thức từ người khác truyền đạt. Nếu như không kịp thời phát hiện và có quy trình điều trị, chăm sóc trẻ em tự kỷ hợp lý mà để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của trẻ.
Biểu hiện của trẻ em bị tự kỷ
Trẻ em tự kỷ ở mức độ nhẹ sẽ không có biểu hiện rõ ràng thông qua hành vi nên khó phát hiện và nhận biết. Chỉ khi người thân thật sự chú ý và quan tâm đến trẻ hoặc tình trạng bệnh ở giai đoạn nặng thì mới có thể nhận thấy được những biểu hiện bất thường. Cụ thể một số dấu hiệu sau:
- Trẻ thụ động và không có sự kết nối với bạn bè cùng trang lứa. Đồng thời, khó khăn trong việc truyền đạt suy nghĩ và mong muốn của bản thân. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể giao tiếp với những người thân thiết, chẳng hạn như bố mẹ.
- Trẻ thường có khuynh hướng chơi một mình và chỉ chơi một món đồ mà trẻ thật sự yêu thích. Đặc biệt là các bé thường không trả lời lại người gọi tên mình.
- Trong quá trình hoạt động thể dục và chơi các trò chơi phối hợp thì trẻ chỉ nhớ một vài động tác đơn giản, thậm chí là chỉ làm nhiệm vụ một mình không có sự tương tác và trao đổi với bạn bè.
- Trẻ em tự kỷ thường khó tiếp thu và tự mình truyền đạt suy nghĩ nhưng rất thích nhại lại lời nói của người lớn.
- Thích làm một số hành động dị thường như liếm và ngửi người khác như một loại thức ăn. Thậm chí là trẻ chỉ ăn một số món nhất định và thường sẽ tránh né các món ăn lạ
- Khi gặp các sự cố như bị ngã hoặc gãy xương thì trẻ tự kỷ sẽ có hai biểu hiện. Một là không có cảm giác đau đớn. Hai là sẽ khóc rất to, kéo dài trong một khoảng thời gian dù chỉ hơi đau một tí.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị tự kỷ
Cho đến thời điểm hiện tại thì các bác sĩ chuyên khoa trong ngành vẫn không thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em tự kỷ xuất phát từ đâu mà chỉ có thể dựa trên một số nhận định khách quan. Dưới đây là một số lý do dẫn đến trẻ em bị tự kỷ là:
- Di truyền: Bộ não phát triển không đồng đều do một số gen lặn tác động làm tổn thương não bộ
- Trong quá trình mang thai, người mẹ tiếp xúc hoặc sử dụng với nhiều chất kích thích và độc hại như: Thuốc lá,rượu bia, ma túy,… làm tăng nguy cơ trẻ em mắc bệnh tự kỷ sau khi được sinh ra.
- Yếu tố từ ngoại cảnh: Như tiếp xúc với nhiều hóa chất, môi trường sống không thỏa mái. Đặc biệt là bố mẹ ít quan tâm và nói chuyện với trẻ
Ngoài ra, theo nghiên cứu từ Trung Tâm Mầm Non Lá Xanh còn có một số nguyên nhân khác như:
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao hơn nữ giới.
- Sinh non: Trẻ em sinh non có nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao hơn trẻ em sinh đủ tháng.
Tự kỷ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh tự kỷ rất nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Nếu không được điều trị sớm thì không chỉ dẫn đến việc trẻ khó hòa nhập mà còn gây nên những hệ quả xấu như:
- Trẻ thường sẽ vô cảm, mất phản ứng và không tự chủ được các hành vi của bản thân, thậm chí là tác động vật lý lên mọi người xung quanh
- Một số trẻ sẽ tự làm tổn thương, gây hại đến chính bản thân mình.
- Trẻ em tự kỷ sẽ chậm phát triển cũng như hoàn thiện về trí tuệ, thể chất và nhân cách của trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ em bị tự kỷ hiệu quả tại nhà
Giao tiếp với trẻ em bị tự kỷ
Bố mẹ cần chú ý khi nói chuyện với con không nên quát mắng hoặc than phiền. Cùng với đó là hãy tập trung lắng nghe bé nói, tránh sao nhãng bởi việc khác. Bên cạnh đó, khi để con giao tiếp với mọi người xung quanh thì các bậc phụ huynh nên quan tâm đến trẻ để con cảm thấy không bị lạc lõng.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ em tự kỷ
- Bố mẹ không nên cho trẻ sử dụng sữa động vật mà thay vào đó là cung cấp các loại đậu và hạt để bổ sung đạm cho trẻ
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh, các thực phẩm từ bột mì và đồ ăn đóng sẵn trong hộp
- Không nên uống quá ít hoặc quá nhiều nước mà chỉ uống vừa đủ với thể trạng và độ tuổi của trẻ.
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại hải sản biển dễ hấp thụ thủy ngân vào cơ thể như: Cá thu, cá ngừ và sò…
Phòng tránh trẻ tự kỷ bị bắt nạt
Trẻ em tự kỷ thường sẽ khó giao tiếp và kết bạn với mọi người xung quanh. Do đó, trẻ sẽ thường bị các bạn bè chọc và xa lánh không chơi chung, thậm chí là bị bạo lực học đường.
Nếu trẻ gặp tình trạng này thì bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng và tâm lý sẽ bị bất ổn. Khi thấy trẻ có những biểu hiện của việc bắt nạt như: Cơ thể thâm tím, có vết thương trên da, trẻ đau bụng, đau đầu, lo âu không dám đến trường và tức giận vô cớ,… Lúc này bố mẹ nên trao đổi nhẹ nhàng và tâm sự với con để biết được nguyên nhân của vấn đề, từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
Chơi và tham gia các hoạt động hằng ngày cùng với trẻ em tự kỷ
Bố mẹ không nên để trẻ quá nhàn rỗi mà hãy tập và dạy trẻ thực hiện các công việc hằng ngày để phục vụ bản thân như: Gấp và tự mặc quần áo, đánh răng, lau mặt,… Bên cạnh đó, nên tổ chức các buổi đi bộ cùng bé để giúp tăng thể lực và có tinh thần thỏa mái hơn.
Đồng thời, phụ huynh cũng có thể tập hoặc cho con tham gia các lớp bơi lội, bởi các nghiên cứu chỉ ra rằng bơi lội là phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng chậm phát triển ở trẻ hiệu quả.
Môi trường sinh hoạt thỏa mái, mát mẻ
Trẻ em tự kỷ thường sẽ thích hợp với các môi trường sinh hoạt thỏa mái, mát mẻ và không quá đông người chẳng hạn như: Phòng bật máy lạnh, xe hơi,… Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý không nên đưa con đến những nơi có độ ẩm cao hoặc những vị trí có áp suất thấp, điển hình là vùng núi, bởi vì khi ở trong điều kiện khí hậu này sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxy cung cấp đến não của trẻ, từ đó bệnh sẽ trở nên nặng hơn.
Ngoài ra, để trẻ có thể nhanh chóng hồi phục và phát triển bình thường, bố mẹ có thể gửi trẻ đến các trung tâm chăm sóc trẻ em bị tự kỷ như: Hoa Cúc Trắng, Hướng Dương, Viện dưỡng lão Bình Mỹ,… để các bé được điều trị tốt nhất.
Cách phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ em
Nhân gian có câu phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Vì vậy, các bạn nếu sắp và đang làm bố làm mẹ nên thực hiện một số điều sau để có thể hạn chế bệnh tự kỷ ở trẻ. Cụ thể như:
- Khi mang thai, mẹ bầu nên tiêm vắc xin phòng bệnh tự kỷ ở trẻ
- Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ luôn phải giữ tinh thần thỏa mái và vui vẻ
- Bố mẹ cần phải quan tâm, chăm sóc và giao tiếp với con thường xuyên
- Tránh tạo áp lực cho con, điển hình là không nhồi nhét và ép học quá nhiều
- Khuyến khích con tham gia các buổi thể dục thể thao hoặc ngoại khóa cùng bạn bè
- Luôn theo dõi hành vi của con để phát hiện những biểu hiện lạ và có biện pháp điều trị kịp thời trước khi trẻ bị tự kỷ quá nặng.
Thông qua bài viết trên, chúng tôi tin chắc rằng các thông tin sẽ hữu ích và góp phần giúp bạn có thể chăm sóc trẻ em tự kỷ một cách tốt nhất. Cuối cùng, các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ tình trạng tự kỷ ở trẻ, bởi vì nếu vấn đề này kéo dài và không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường của con cả về mặt trí tuệ và thể chất.