Một số dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét và cách phòng ngừa

Sốt rét là một trong những bệnh lý có biểu hiện phức tạp. Người bị bệnh sốt rét nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời có thể dẫn đến phù phổi, suy nội tạng, hạ đường huyết… Nếu sốt rét thể não không phát hiện kịp còn có thể dẫn đến tổn thương não, co giật và động kinh. Do vậy, cần tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét để phát hiện và chữa trị bệnh sốt rét một cách khoa học theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh sốt rét là gì?

Sốt rét là tên của một loại bệnh lý gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium. Loại ký sinh trùng này ký sinh bên trong cơ thể của loài muỗi có tên khoa học Anophen. Ký sinh trùng sẽ trú ngụ trong nước bọt của muỗi Anophen. Khi muỗi Anophen đốt sẽ đưa ký sinh trùng này vào cơ thể người. 

Ký sinh trùng Plasmodium sẽ theo máu đến cư trú bên trong tế bào gan và hồng cầu tạo ra bệnh sốt rét. Người bị sốt rét sẽ lên cơn sốt cách quãng 2 đến 3 ngày. Nếu không điều trị sốt rét sớm có thể gây ra các biến chứng. Trong một số trường hợp ngoài mong muốn, bệnh sốt rét có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?
Muỗi Anophen

Bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra. Ký sinh trùng này không thể tồn tại ở môi trường bên ngoài mà có trong máu của người nhiễm bệnh hoặc bị lây trực tiếp do bị muỗi Anophen đốt. Bệnh sốt rét có thể lây truyền qua đường máu với 4 phương thức lây truyền như sau:

  • Bị sốt rét vì muỗi Anophen đốt.
  • Sốt rét ở người có thể lây truyền trong khoảng thời gian 1 tháng. Vì thế một số trường hợp hy hữu bị lây mần bệnh sốt rét từ người cho máu – truyền máu.
  • Sốt rét cũng có thể truyền từ mẹ sang con khi thai phụ mang bầu. Trong trường hợp này có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Nếu thai phụ có các biểu hiện thiếu máu, hạ đường huyết hoặc phù phổi cấp sẽ nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con.
  • Tiêm chích ma túy cùng kim tiêm với người mang mầm bệnh. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm và khó xảy ra hơn 3 phương thức lây bệnh sốt rét ở trên.

Các loại bệnh sốt rét và dấu hiệu nhận biết

Các loại bệnh sốt rét và dấu hiệu nhận biết

Sốt rét sẽ chia thành 2 loại là sốt rét thông thường và sốt rét ác tính. Tùy vào từng loại bệnh mà sẽ có những dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét khác nhau. Cụ thể:

Sốt rét thông thường

Sốt rét thông thường không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh vì chưa có biến chứng nguy hiểm. Bệnh sốt rét thông thường sẽ có 3 dạng nhiễm bệnh khác nhau là: sốt sơ nhiễm, sốt điển hình và sốt thể cụt. Mỗi thể nhiễm sốt rét sẽ có một biểu hiện bệnh lý khác nhau.

Cơn sốt sơ nhiễm sẽ tạo nên những cơ sốt cao liên tục. Những lần sốt tiếp theo mới có các triệu chứng của sốt rét điển hình. Cơn sốt điển hình sẽ xuất hiện các triệu chứng qua 3 giai đoạn cụ thể là rét run – sốt – vã mồ hôi.

  • Giai đoạn rét run sẽ kéo dài từ 30 phút – 2 giờ. Cơ thể sẽ nổi da gà kèm theo hiện tượng rét run toàn cơ thể. Có thể kèm theo dấu hiệu môi tái và mắt thâm quầng.
  • Giai đoạn sốt nóng thường kéo dài từ 1 – 3 giờ sau khi cắt cơn rét run. Người bệnh sed cảm thấy rất nóng, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 40 độ C – 41 độ C. Kèm theo cơn sốt nóng là da đỏ, khô và mạch đập nhanh hơn. Người bệnh sẽ khát nước kèm đau đầu dữ dội. Một số người còn đau tức ở vùng gan lách – nơi trú ngụ của ký sinh sốt rét.
  • Giai đoạn vã mồ hôi thân nhiệt của người bệnh sẽ giảm nhanh. Người bệnh sẽ giảm nhức đầu, ngủ thiếp đi và bắt đầu vã mồ hôi. Nếu không ngủ tiếp đi thì người bệnh sẽ tiếp tục có biểu hiện khát nước.

Cơn sốt thể cụt là biểu hiện của giai đoạn cuối trong cơn sốt rét. Giai đoạn 3 của cơn sốt rét này sẽ kéo dài khoảng 1-2 giờ. Ở giai đoạn này người bệnh chỉ cảm thấy ớn rét chứ không sốt nóng hoặc rét run như 2 giai đoạn trước.

Trong một số trường hợp, người bệnh sốt rét xét nghiệm máu có ký sinh trùng sốt rét vẫn hoạt động bình thường và không có biểu hiện của các cơn sốt rét như đã chia sẻ ở trên.

Sốt rét ác tính

  • Thể não có dấu hiệu ác tính là rối loạn ý thức. Người bệnh sẽ ngủ li bì, vật vã hoặc có hiện tượng nói mê sảng. Sốt rét thể não chiếm đến 80% – 95% ca sốt rét biến chứng. Nếu bệnh chuyển biến nặng thì người bệnh sẽ hôn mê sảng, đồng tử giãn hoặc co giật kiểu động kinh. Người bệnh trong trường hợp này cũng có thể rối loạn hô hấp, phù não hoặc có đờm dãi nhiều.
  • Sốt rét thể đái huyết cầu tố sẽ gây nên tình trạng vàng da, trụy mạch, suy thận do tan huyết ồ ạt. Sốt rét ở thể này người bệnh sẽ có cảm giác nôn mửa dữ dội. Có thể thấy dịch vàng từ bãi nôn của người sốt rét thể đái huyết cầu tố. Khi nôn sang màu đỏ nâu sau đó sang màu cà phê bệnh nhân có thể bị thiếu máu, suy hô hấp và thiếu hụt hồng cầu.
  • Thể giá lạnh cơ thể người bệnh sẽ tái xanh, mồ hôi ra nhiều. Kèm theo đó là những cơn đau đầu và huyết áp của người bệnh cũng có thể bị tụt.
  • Thể phổi sẽ tạo nên các cơn sốt rét ở đáy phổi. Người bệnh sốt thể phổi sẽ có cảm giác khó thở, cơ thể tím tái. Khi khạc đờm giải hoặc dịch từ họng có thể xuất hiện một số bọt màu hồng.
  • Sốt rét thể gan mật người bệnh sẽ có những biểu hiện vàng da, vàng mắt. Thậm chí nước tiểu, phân, bãi nôn đều có màu vàng lẫn vào bên trong.
  • Thể tiêu hóa sẽ khiến người bệnh sốt rét cảm giác đau bụng, nôn và xuất hiện các dấu hiệu tiêu chảy cấp.

Khi người bệnh có một trong các dấu hiệu trên cần nhanh chóng thuê xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế sớm nhất vì theo các bác sĩ tại Cấp Cứu Vàng nếu chậm trễ có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Cách điều trị bệnh sốt rét như thế nào?

Cách điều trị bệnh sốt rét như thế nào?
Điều trị bệnh sốt rét tại cơ sở y tế

Người bị bệnh sốt rét không nên điều trị tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế khi phát hiện có những dấu hiệu của bệnh sốt rét. Nếu để kéo dài, sốt và các triệu chứng sốt rét không thuyên giảm có thể dẫn đến nhiều biến chứng hoặc tử vong.

Thuốc dành cho người bệnh sốt rét sẽ dựa vào triệu chứng cơ thể, thể trạng của người bệnh, cân nặng. Người bệnh nên đến cơ sở y tế để được đưa ra phác đồ điều trị bệnh sốt rét sau khi xét nghiệm máu và xác định thể nhiễm sốt rét. Bệnh nhân sốt rét sẽ được uống thuốc hoặc tiêm theo phác đồ điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa bệnh sốt rét như thế nào?

Cách phòng ngừa bệnh sốt rét như thế nào?
Phòng chống bệnh sốt rét

Phòng bệnh sốt rét là điều quan trọng để tránh dịch sốt rét lây lan. Để phòng chống sốt rét nên thực hiện các biện pháp như:

  • Ngủ mùng dù ở trong nhà hay ngoài trời, nương rẫy, đi du lịch hệ sinh thái.
  • Phát quang bụi rậm, tránh ao tù nước động. Các cống rãnh quanh nhà nên được khơi thông dòng chảy. Loại bỏ các loại rác nhựa, sành sứ có đọng nước xung quanh môi trường sống.
  • Nếu nhà có hồ cá, bể cá, hòn non bộ nên thường xuyên vớt rong rêu thoáng mặt nước.
  • Phun thuốc diệt muỗi theo định kỳ, tẩm hóa chất để diệt muỗi lên các loại mùng màn theo đợt phòng chống muỗi của ban phòng chống dịch bệnh.
  • Chọn các loại thuốc chống muỗi để bôi lên da khi đi ra ngoài dã ngoại.
  • Nên mặc áo và quần dài tay vào mùa dịch sốt rét.
  • Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng tập luyện thể dục, thể thao và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng nếu bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét.

Sốt rét có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất có thể dẫn đến tử vong. Nên tìm cách phòng chống sốt rét và tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét để theo dõi diễn biến bệnh lý và đến cơ sở y tế kịp thời. Hy vọng với những thông tin về sốt rét mà Tạp chí Y học Babylon chia sẻ đã giúp bạn có nhiều ý thức phòng chống cũng như xử lý kịp thời khi phát hiện bị sốt rét.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *